Lợn quay Lạng Sơn là một trong các món ăn mà bạn không thể bỏ qua, tôi đã từng trải nghiệm món Lợn quay Lạng Sơn trong một chuyến du lịch đến nhà bạn ở Lạng Sơn và được bạn bè trong xóm đãi món lợn quay Lạng Sơn ngon tuyệt đồng thời được người dân bản địa hướng dẫn cách làm Lợn Quay Lạng Sơn.
Cách Làm Lợn Quay Lạng Sơn Ngon Tuyệt

Để làm món Lợn Quay Lạng Sơn đúng theo phong cách bản địa thì chỉ có người bản địa mới nắm rõ phương pháp, được sự chia sẻ của một ông anh trong đoàn tôi xin hướng dẫn lại cho anh chị em cách làm món Lợn Quay Lạng Sơn để mọi nười cùng thưởng thức.

Giới thiệu sơ bộ về tiểu sử ra đời của món Lạng Quay Lạng Sơn

Món lợn quay Lạng Sơn có nguồn gốc từ món lợn quay nguyên con của người Trung Hoa, tuy nhiên khi người Việt tiếp thu và trải quá hàng ngàn năm lưu truyền và cải tiến thì dường như món lợn quay Lạng Sơn nguyên con của người Việt đã hầu như khác hẳn về cách chế biến cũng như cách nêm nếm gia vị khi quét lên lợn trong quá trình ngay, không những thế còn được đánh giá ngon hơn. Cụ thể hơn là người Tày tại tỉnh Lạng Sơn đã cải tiến, kết hợp với các gia vị có sẵn tại bản địa để tạo nên được món Lợn Quay Lạng Sơn ngày nay.

Cách Làm Lợn Quay Lạng Sơn Ngon Tuyệt


Khi ăn Lợn Quay Lạng Sơn chúng ta sẽ cảm thấy được vị ngọt của thịt, giòn của da lợn, đặc biệt là mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của quả mắc mật và lá mắc mật. Lợn quay Lạng Sơn được quay nguyên con, có màu vàng rộm, thoạt nhìn chúng ta nghĩ chỉ để trang trí.

Nguyên liệu để làm món lợn Quay Lạng Sơn

  • 400ml nước
  • 100gr lá mắc mật
  • 20gr quả móc mật khô
  • 1 con lợn khoảng 35-40kg.
  • 100ml mật ong 300ml giấm
  • Hành, tỏi, gừng Mắm, muối, đường, hạt nêm…


Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu ta tiến hành sơ chế nguyên liệu

Hành + Tỏi + Gừng
băm nhuyễn, xào cho vàng và có mùi thơm là đạt

Quả mắc mật khô: Nấu quả mắc mật khô trong nước, khi nước sôi khoảng 3 phút thì lấy ra, xay nhuyễn.

Lá mắc mật: Chọn loại lá bánh tẻ, không nên quá non hoặc quá già. Lá mắc mật được rửa sạch, chỉ lấy lá, bỏ cọng đi. Trụng qua nước sôi để lá bớt mùi hắc. Vì lá mắc mật là một trong những gia vị chính nên việc chọn lựa cũng cần phải kỹ lượng.

Lợn để quay: Không nên chọn lợn quá nhỏ, lợn nhỏ trong quá trình quay sẽ bị hao hụt khá nhiều, nếu bạn làm lợn để bán thì nên xem xét kỹ về yếu tố này. Chọn lợn quá to, trong quá trình quay sẽ khó thao tác, đồng thời gia vị sẽ không thấm vào thịt. Khi mổ lợn, ta chú ý vết mổ khoảng 10-15cm. Vết mổ không nên dài quá, để tiện cho việc khâu lại sau khi nhồi gia vị vào bụng.

Mật ong + Giấm + nước: hòa trộn theo tỷ lên 1:2:8 (hỗn hợp này để lên mày cho lợn quay)

Cách làm Lợn Quay Lạng Sơn sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu

Trộn quả mắc mật xay nhuyễn + Hỗn hợp hành, tỏi, gừng đã xào + 10gr muối + bột ngọt + bột mêm. Để dễ làm, nên cho khoảng 1 bát nước vào cho hỗn hợp quyện với nhau.

Nhồi toàn bộ lượng lá mắc mật vào trong bụng và tiến hành khâu lại.

Dùng toàn bộ hỗn hợp trên xát đều vào bên trong bụng lợn. Trong quá trình xát cần chú ý phải xát thật mạnh tay, xát vào các ngóc ngách trong bụng lợn để gia vị có thể thấm đều.

Lên màu sống: Dùng khăn khô lau khô bên ngoài, hoặc cho lên bếp than đảo một vài vòng cho da lợn được khô ráo. Lấy khăn sạch, thấm hỗn hợp Mật ong + Giấm + nước cọ sát vào thân lợn, mạnh tay lên nhé! Chú ý làm lợn càng khô ráo bao nhiêu thì lên màu càng đẹp mắt bấy nhiêu.

Click image for larger version. 

Name:	mon-an-ngon.jpg 
Views:	124599 
Size:	40.2 KB 
ID:	22261




Lên màu chín: Sau khi lên màu sống xong, cho lợn lên lò để quay. trong quá trình quay dùng khăn cuốn vào cây dài, quét đều lên thân lơn, vị trí nào ít nhiệt thì phải quét thường xuyên hơn. Trong quá trình quay phải làm liên tục

Màu được quét trong quá trình quay lợn, lợn phải được quay đều tay và quay liên tục để thịt lợn chín đều và ngấm màu cũng như ngấm gia vị vào bên trong thịt

Canh lượng than: Trong quá trình quay, than được gạt qua 2 bên, phần đầu và phần cuối thân lợn. Không nên trải than bên dưới quá nhiều.

Trong quá trình quay, để da lợn không bị bể thì cần dùng kim nhọn để xâm lên trên, tạo nên các lỗ thoát hơi phía bên trong da.

Lợn chín thì chặt ra theo từng mảng lớn để mọi người cùng thuờng thức, lợn nên chặt theo miếng to vì miếng to nhìn ngon và đẹp hơn, kích thích khẩu vị thực khách khi thưởng thức.




Chúc các bạn ngon miệng với bữa ăn