Tăng tốc ổ cứng bằng HDD, huong dan tang toc may tinh bang HDD, tang toc do o cung cua may tinh, tăng tốc máy tính bằng ổ cứng HDD, SDD, cách tăng tốc máy tính bằng ổ cứng.
Hướng dẫn cách tăng tốc ổ cứng HDD SSD máy tính Laptop
FPT telecom sẽ chia sẻ thủ thuật tăng tốc ổ cứng HDD hay SSD để người dùng có thể sử dụng máy tính chạy nhanh hơn gấp nhiều lần. Thông thường khi người dùng muốn tăng tốc máy tính, mọi người thường nghĩ các yếu tố liên quan chủ yếu ở hệ điều hành, RAM, card VGA đồ họa.
Ở bài viết này FPT telecom sẽ chia sẻ 1 thủ thuật tăng tốc máy tính bằng ổ cứng HDD, thật ra cách này cũng đơn giản là hi sinh dung lượng để lấy tốc độ máy tính, laptop nhanh hơn gấp nhiều lần. Bạn có thể chọn lựa 1 trong các cách dưới dây theo sự hướng dẫn của FPT telecom.
Cách 1: Phân vùng ổ cứng của bạn thật hợp lý.
Các ổ cứng hiện nay thường có bộ nhớ 500 GB, 1 TB thậm chí là lớn hơn nhiều lần do đó chúng ta có thể phân ổ cứng thành 3 - 4 phân vùng theo thứ tự ổ C, ổ D, ổ E, ổ F và chọn ổ C làm phân vùng cài đặt hệ điều hành. Có thể cho phân vùng ổ C: chiếm khoảng 30% tổng dung lượng ổ đĩa máy tính, laptop
Cách 2: Lưu trữ dữ liệu hàng ngày vào các ổ cứng hợp lý:
Như mình đã đề cập ở cách 1, nếu bạn chia ổ cúng thành các ổ C, D, E, F. Các phân vùng ổ cứng này sẽ được chia từ rìa ổ đĩa cứng HDD vào. Dữ liệu trong cùng 1 trục sẽ được đọc ở tốc độ cao nhất ở ngoài phần Rìa đĩa và di chuyển vô trong thì tốc độ ngày càng chậm dần.
Do đó để lựa chọn cách lưu trữ dữ liệu trong ổ cứng 1 cách thông minh ta làm như sau:
- Mặc định luôn luôn để ổ C: làm nơi chứa hệ điều hành của máy tính, laptop
- Ổ đĩa cuối cùng ( Ví dụ ổ F: ) dùng làm ổ chứa các dữ liệu ít khi nào đọc tới, xài tới, dùng tới.
- Ỗ đĩa thứ 2 ( Ví dụ ổ D: ) dùng làm chỗ chứa các phần mềm, các trò chơi, phim ảnh, nhạc và do dữ liệu thường xuyên xóa và chép mới ở ổ này nên thường xuyên chống phân mảnh nhé.
- Không nên lưu trữ các dữ liệu mang tính quan trọng vào ổ đĩa C, ổ chứa hệ điều hành vì rất dễ bị mất dữ liệu khi nhiễm virus, spyware, mailware, mã độc nhé.
- Nếu bạn chia ổ cứng ra nhiều ổ đĩa thì nên chọn riêng 1 phân vùng để down load hay coppy dữ liệu vào đó, quét qua virut để đảm bảo file mới này không có vấn đề gì, rồi coppy vào nơi hợp lí
- Chia các file folder, thư mục thật ra logic, sắp xếp dữ liệu hợp lý sẽ dễ tìm kiếm khi cần.
Lưu ý: Cách 2 này không áp dụng được trên ổ đĩa cứng SSD vì SSD được tích hợp nhiều tính năng tối ưu do đó việc chia phân vùng hay chống phân mảnh thường gây hư hỏng ổ đĩa.
Cách 3: Chống phân mảnh ổ đĩa, ổ cứng thường xuyên.
Đây là một trong các cách làm đơn giản để làm tăng tốc ổ cứng máy tính. Chống Phân mảnh ổ cứng là để ổ cứng sắp xếp lại dữ liệu 1 cách hợp lý, giảm thời gian truy xuất dữ liệu từ đó tăng tốc cho ổ đĩa cứng chạy nhanh hơn, hoạt động mượt hơn nhiều lần. Thông thường nếu thường xuyên ghi chép dữ liệu liên tục thì bạn nên chống phân mảnh ổ đĩa khoảng 2 - 3 tháng một lần, tránh làm nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đĩa cứng HDD.
Với 3 cách trên do FPT telecom hướng dẫn, người dùng có thể tăng tốc ổ cúng HDD cho máy tính laptop một cách nhanh chóng nhất. Chúc các bạn thành công.