-
Anh Trương Gia Bình đã chia sẻ về chủ đề "Chiến tranh nhân dân" với tân sinh viên khóa 11 tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 sáng 11/10.
"Hiện tại, nếu có xảy ra chiến tranh sẽ là cuộc chiến về công nghệ. Muốn chiến thắng, mỗi con người, mỗi dân tộc phải trang bị cho mình 'vũ khí' sắc bén", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ với sinh viên FPT, sáng ngày 11/10.
Từ 9h, gần 500 sinh viên có mặt đông đủ tại hội trường tham gia chương trình. Từ cổng trung tâm vào hội trường lớn, 300 sinh viên xếp hàng dài với tràng pháo tay vang dội đón người đứng đầu Tập đoàn FPT.
Sáng nay (ngày 11/10), anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Chiến tranh nhân dân" với tân sinh viên khóa 11 của ĐH FPT tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Xuân Hòa, Hà Nội.
Mở đầu bài thuyết trình, anh cắt nghĩa về nguyên nhân xảy ra chiến tranh nhân dân, sau đó tìm cách phòng tránh.
Vừa bước vào hội trường, anh Bình đã thể hiện sự gần gũi và thân thiện với sinh viên. Anh đứng gần hơn với những người trẻ nhất FPT. Vừa nói chuyện, anh vừa minh họa bằng hình vẽ sinh động trên các tờ A4 treo trên chiếc giá ở bục giảng. Chủ đề “chiến tranh nhân dân” tưởng chừng khô khan được anh Bình thổi hồn qua các câu chuyện rất thú vị. Với chất giọng hùng biện và khả năng lôi cuốn người nghe, bài giảng của anh Bình nhận được sự thích thú của đông đảo tân sinh viên.
“Chiến tranh có thể có hoặc không xảy ra. Nhưng nếu xảy ra, chúng ta phải bằng mọi cách tránh chiến tranh. Dân tộc có nhiều người giỏi và đất nước hùng mạnh mới tránh được điều này. Chiến tranh nhân dân là một sự sáng tạo”, anh khẳng định.
Để tìm hiểu về lịch sử, anh Bình đọc rất nhiều sách như binh thư yếu lược, lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới… và tích cực hỏi chuyện nhân chứng lịch sử. Anh nghiệm ra rằng, chiến tranh không chỉ có nội hàm chính nghĩa và phi nghĩa. Một nguyên tắc “vàng” của các cuộc xung đột đều bắt đầu từ lợi ích. Để thành đạt, mỗi người phải hiểu được chữ “lợi”, tức là đem lại quyền lợi cho mình và đối tác. Nói rộng ra, một quốc gia muốn hưng thịnh thì phải đem lại lợi ích cho mình và các quốc gia khác.
Người đứng đầu FPT rất ngạc nhiên khi có 40% tân sinh viên cho rằng “môi trường ở ĐH FPT giúp các em sáng tạo”. Trong khi đó, trên thế giới, chỉ có 2% số người công nhận đang sống trên mảnh đất ươm mầm sáng tạo.
Từ khóa “sáng tạo” được anh nhấn mạnh và cắt nghĩa rất tỉ mỉ. Chủ tịch FPT không bắt đầu bằng cách nói thao thao bất tuyệt mà liên tục đưa ra các câu hỏi cho sinh viên “động não”. Anh hỏi dồn dập: “Trong công việc sáng tạo quan trọng không? Các bạn có nghĩ chính mình là người sáng tạo không? Các bạn có nghĩ trường đại học của mình ra tạo môi trường sáng tạo tốt nhất không?”.
Theo quan điểm của Chủ tịch FPT, hiện tại, nếu có xảy ra chiến tranh sẽ là cuộc chiến về công nghệ. Muốn chiến thắng, mỗi con người, mỗi dân tộc phải trang bị cho mình “vũ khí”
Bằng trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm nhiều năm ở vị trí thuyền trưởng của FPT, anh Bình đúc kết, để sáng tạo, mọi người hãy ngồi lại với nhau và cùng trả lời câu hỏi “Có thể làm khác đi được không?”. Người sáng tạo không bị trói buộc bởi định kiến và liên tục tạo ra cái mới.
Thứ vũ khí Chủ tịch FPT rất tâm đắc chính là SMAC (Social - Mobility - BigData/Analytics - Cloud). Đây chính là chìa khóa làm cho thế giới hoàn toàn thay đổi. SMAC sẽ biến đổi thế giới theo hướng công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
Chìa khóa để chiến thắng chính là sáng tạo không ngừng và phát triển mạnh mẽ công nghệ. Các sinh viên đã đóng góp nhiều từ khóa để khiến đất nước hùng mạnh hơn như: Software, showbiz, study, saving, science, smart... Tuy nhiên, theo anh Bình, khi có sự khác biệt về tổ chức, vũ khí, quân sự sẽ có kết quả rõ ràng trong cuộc chiến mới.
Từ vấn đề vĩ mô, anh Bình trở lại với nội tại của Tập đoàn FPT.
Khoảng năm 2000, FPT có một ước mơ: “Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu phần mềm”. Khi đó, những người đứng đầu FPT đã hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam mở chương trình “Sự lựa chọn cho tương lai” với thông điệp “Một quốc gia có lựa chọn của mình. Phần mềm chính là sự lựa chọn đó”.
“FPT đã mơ ước Việt Nam thành cường quốc phần mềm. Đến nay, ước mơ đó chưa xong. Chúng tôi trông cậy vào các bạn”, anh đặt niềm tin vào thế hệ trẻ của FPT.
Ngày đó, FPT có 50 CBNV làm phần mềm. Trong lễ tổng kết báo cáo, FPT vẫn chưa biết làm phần mềm. Thời điểm đó, ngành phần mềm chưa hình thành. Khi bắt tay thực hiện, Việt Nam gặp đối thủ rất mạnh là Trung Quốc và Ấn Độ. Lúc này, chiêu “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều” lại được FPT đưa ra áp dụng.
Ngoài ra, FPT cũng không ngừng phát triển và nghiên cứu về công nghệ. SmartOshin là giấc mơ của FPT, lấy SMAC làm nền tảng công nghệ. Nó cũng thể hiện chiến lược của FPT đưa CNTT trở thành hạ tầng của hạ tầng với các nguyên lý Mobility, Cloud và Big Data. SmartOshin là người máy điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới, thể hiện chiến lược của FPT về xu hướng dịch chuyển công nghệ trong 20 năm tới. “Giấc mơ này giống như người Mỹ từng muốn chinh phục mặt trăng vậy. Chính giấc mơ lớn giúp người Mỹ trở thành cường quốc trên mọi mặt trận”, anh ví von.
Khi chưa ai nghĩ đến toàn cầu hóa, FPT đã đi tiên phong trong lĩnh vực này. Xác định không thể giữ mãi quan niệm “gà què ăn quẩn cối xay”, FPT đã vươn ra biển lớn. Hiện, tập đoàn hiện diện 19 quốc gia trên thế giới. Đến năm 2020, mục tiêu tăng trưởng toàn cầu hoá của FPT là đạt doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm, tương đương mỗi ngày sẽ ký được hợp đồng 50 triệu USD.
Sau hai giờ lắng nghe chăm chú, Nguyễn Thành Vượng, sinh viên khóa 11, ngành Thiết kế đồ họa của ĐH FPT, cảm nhận: “Buổi nói chuyện với Chủ tịch FPT Trương Gia Bình rất bổ ích. Thông qua buổi học, em hiểu thêm lịch sử phát triển của FPT, xu hướng phát triển của thế giới hiện đại để có thêm động lực học tập, nỗ lực hơn nữa. Sau khi ra trường, em rất muốn đầu quân về FPT để viết tiếp giấc mơ phần mềm và toàn cầu hóa của tập đoàn”.
Phần cuối chương trình, các câu hỏi về lịch sử FPT từ tên gọi, quá trình phát triển và hướng phát triển của tập đoàn trong thời gian tới... được anh Bình giải đáp cặn kẽ.
Từ ngày 28/9 đến 24/10, 800 tân sinh viên ĐH FPT tham gia chương trình rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa. Trong tháng rèn luyện, sinh viên được trải nghiệm rất nhiều hoạt động bổ ích như trau dồi kiến thức chính trị, học giáo dục quốc phòng, nghe nói chuyện chuyên đề...
- » Fpt Center - Lịch sử hình thành và phát triển
- » Nên lắp internet nhà mạng nào tốt trong thời...
- » Nhà mạng viễn thông giảm giá cước internet...
- » Nhân viên kinh doanh fpt lương có cao không...
- » Hệ thống nhà thông minh Fpt phủ sóng toàn...
- » Fpt ra mắt gói cước F-Game dành cho game thủ
- » Nhà mạng chật vật giữ chân khách hàng rời...
- » Người tiêu dùng không còn mặn mà các dịch vụ...
- » Các ông lớn di động dừng bán Sim số qua kênh...
- » Nhà Mạng Bắt Tay không còn miễn phí lắp đặt...
- » Lắp Wifi Fpt Chung Cư Sunshine Green Iconic
- » Lắp Wifi Fpt căn hộ Masteri West Heights Tây...
- » Lắp mạng internet Fpt A Lưới tại thành phố...
- » Lắp Mạng Internet Fpt Thuận Hóa tại thành...
- » Lắp Mạng Internet Fpt Phú Xuân tại thành phố...
- » Lắp mạng internet fpt xã Sóc Đăng tại Hạ Hòa...
- » Lắp internet fpt xã Tiêu Sơn tại Đoan Hùng...
- » Lắp mạng internet fpt xã Bằng Luân tại Hạ...
- » Lắp mạng fpt xã Bằng Doãn tại Đoan Hùng Phú...
- » Lắp đặt mạng Fpt xã Yên Luật tại Hạ Hòa Phú...
Bài viết cùng chuyên mục:
Bài viết mới nhất trong diễn đàn:
Từ khóa được tìm thấy!
Nobody landed on this page from a search engine, yet!
lap mang FPT