Trong những năm 2019 - 2022, đại dịch Covid-19 đã làm bùng nổ thị trường viễn thông khi mọi người đều bị nhốt ở tại nhà cả năm trời không được đi ra đường dẫn đến nhu cầu sử dụng wifi, truyền hình, các dịch vụ trao đổi online, sim di động ... đều tăng bùng nổ. Tuy nhiên nay thì ngược lại, người tiêu dùng gần như không còn mặn mà với các sản phẩm này .

# Nguyên nhân người tiêu dùng chán nản với các dịch vụ internet, di động.

! Khi đại dịch Covid qua đi, người dân dần dà trở lại cuộc sống bình thường, các dịch vụ wifi, sim số không cần thiết nữa nên tỉ lệ rời mạng của các nhà cung cấp ngày một nhiều hơn, để thu hút khách hàng thuê bao ở lại dịch vụ, các nhà mạng hỗ trợ các chính sách tặng SIM di động, tặng cước 4G cho khách hàng sử dụng siêu khủng, hay tặng đến 3 - 4 tháng cước wifi cho các dịch vụ viễn thông ....

# Thậm chí vào lúc thời đoạn cả 4 tuyến cáp biển AGG, APG ... bị đứt thì khiến cho mạng internet, di động Việt Nam gần như tê liệt, lúc này các nhà mạng chuyển sang nói xấu lẫn nhau qua các khẩu hiệu như nhà mạng 4 chữ, nhà mạng 3 chữ, nhà mạng 7 chữ .... khiến cho thị trường càng cạnh tranh khốc liệt.

! Thế nhưng đỉnh điểm đã đến, năm 2023, dưới sự quản lý của bộ thông tin truyền thông sau khi thanh tra toàn diện các tập đoàn lớn như VNPT, Viettel, Fpt telecom cùng một số công ty viễn thông nhỏ lẻ khác đã chấn chỉnh ngay hành động này bằng cách buộc các nhà mạng phải thu phí người dùng, giảm sự cạnh tranh về mặt thuê bao.



1. Giá cả dịch vụ gia tăng

# Động thái này khiến cho người dùng gặp nhiều khó khăn khi mua sim số, mua gói cước 4G, mua gói dịch vụ internet, hay mua gói dịch vụ trả tiền truyền hình đều phải tốn phí không hề nhỏ , từ đó mọi người dần dà không còn hứng thú với các dịch vụ mới mà chỉ sử dụng dịch vụ nhà mình đang có mà thôi, kể cả khi các ông lớn có tung ra các sản phẩm mới thu hút người dùng chuyển sang nhà mình sử dụng cũng chẳng thấy có tác dụng gì .

! Điển hình lắp wifi thì tốn 300K phí lắp đặt, mạng nào cũng bị, lắp truyền hình thì tốn 400K tiền phí, còn mua sim thì đội giá lên đến hơn 100K / sim, cước thuê bao các dịch vụ thì tăng thêm chứ không giảm, quá nhiều chính sách nhà mạng đang đè lên các thuê bao mới tham gia dịch vụ của mình , khiến cho người tiêu dùng từ đó thấy không mặn mà với các gói dịch vụ mới.

2. Dẹp đại lý sim số

! Thêm vào đó hiện bộ thông tin truyền thông đang siết các sim số đang bán ra thị trường kể từ ngày 10/9/2023 khiến cho toàn bộ các đại lý kinh doanh sim số gặp khó khăn khi không biết xử lý hàng tồn sim như thế nào, không biết tình hình kinh doanh sắp tới ra sao, còn người dùng sẽ rơi vào cảnh thay vì trước đây chỉ cần ra đại lý nạp tiền, mua sim khi có nhu cầu thì nay phải ra cửa hàng Viettel, Vinaphone, Mobile mới xử lý được.

3. Khách hàng quay xe

! Việc này khiến cho khách hàng, người tiêu dùng tốn rất nhiều thời gian, chi phí để trải nghiệm các dịch vụ viễn thông, di động, nhà mạng thì không cung cấp được các chính sách hấp dẫn để giữ chân người dùng, hay khiến cho người dùng chi nhiều tiền hơn để chuyển đổi từ các dịch vụ di động mới hay chuyển qua nhà cung cấp mạng viễn thông mới .

# Theo đánh giá của bạn thì với chính sách của các nhà mạng như hiện nay , liệu bạn có rời bỏ nhà mạng cũ để chuyển sang mạng mới sử dụng hay không , hãy cho mình xin ý kiến và đánh giá vào bên dưới bài viết nhé .