Số liệu của APNIC chỉ ra, FPT Telecom hiện là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong hoạt động cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng. Tham gia hoạt động về IPv6 từ năm 2012, FPT Telecom sớm nghiên cứu để chuyển đổi hệ thống hạ tầng, mạng lưới đi đến sẵn sàng cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ IPv6. Đến nay, FPT Telecom đã cung cấp dịch vụ IPv6 thành công cho hơn 800.000 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ FTTH.
FPT Telecom bắt đầu cung cấp chính thức dịch vụ IPV6

Viễn thông FPT là doanh nghiệp duy nhất đến nay cung cấp chính thức dịch vụ IPv6 ở Việt Nam với hàng triệu khách hàng. Các đơn vị còn lại mới dừng ở việc thử nghiệm.

Theo thống kê của Trung tâm Thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), chỉ số truy cập qua IPv6 của Internet Việt Nam tăng trưởng rõ rệt. Tính đến tháng 3, tỷ lệ truy cập qua IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 6%, thời điểm cao nhất lên tới 25% (nguồn APNIC) với hơn 2,5 triệu người dùng IPv6 (nguồn phòng Lab Cisco), hiện Việt Nam vượt lên đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Malaysia), thứ 5 khu vực châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Saudi Arabia). Thông tin được cập nhật tại hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam 2017 với chủ đề “IPv6 và Internet of Things” diễn ra ngày 5/5 do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Trưởng Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia chủ trì.

Trong phân mảng nội dung và dịch vụ ứng dụng online, FPT Telecom đã chuyển đổi 100% webiste chạy trên nền tảng IPv6. Số lượng truy vấn dịch vụ nội dung vào các website của FPT Telecom đã đạt các con số đáng kể, với gần 1.000.000 người truy cập mỗi ngày. Các ứng dụng nội dung trên Fshare và FPT Play cũng đang được FPT Telecom tiếp tục triển khai với địa chỉ IPv6 mang những trải nghiệm mới cho người sử dụng.

Là sự kiện được tổ chức thường niên nhân Ngày IPv6 Việt Nam (6/5) bắt đầu từ năm 2013, với chủ đề “IPv6 và Internet of Things”, hội thảo năm nay nhằm phân tích vai trò quan trọng và mối tương quan mật thiết giữa IPv6 và ngành công nghiệp IoT, cũng như chia sẻ giữa các doanh nghiệp, tổ chức về triển khai IPv6 với IoT.

Hiện tại, tỷ lệ ứng dụng IPv6 trong mạng FPT Telecom đạt khoảng 23% và đứng thứ 18 trong sốdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPv6 tiêu biểu toàn cầu (tính đến ngày 8/3, nguồn World IPv6 Launch). Năm 2017, FPT Telecom sẽ tiếp tục mở rộng việc cung cấp dịch vụ IPv6 cho khách hàng và các ứng dụng nội dung khác.


APNIC dùng một web đo đếm thống kê. Các kết nối vào web đó (hoặc web đó chủ động scan client) gọi là sample. Với số lượng các sample ghi nhận, cho thấy rằng % là đang dùng IPv6 (capable) và có % ưu tiên IPv6 hơn IPv4 (preferred).

Chỉ số này cho thấy, VNIC dẫn đầu vì ít host, lượng client ít và triển khai đủ cho các client đó. VNIC sample có 7x, trong khi FPT Telecom là xxxxxx. Các đơn vị khác như VNPT, Viettel… mới ở dạng thử nghiệm. Nguồn: APNIC.

Chỉ số preferred sẽ nhỏ hơn capable bởi capable không có nghĩa là có cả IPv6 và IPv4 nhưng không biết ưu tiên chạy IPv6 hay IPV4. Còn preferred nghĩa là dù có dual 2 IP nhưng ưu tiên IPv6 hơn.

Trong khi đó, VNPT và Viettel đang cung cấp dịch vụ Internet, di động cho phần lớn người dùng Internet ở Việt Nam. Việc chuyển đổi IPv6 và triển khai cung cấp dịch vụ tới người sử dụng của hai tập đoàn này đóng vai trò quan trọng để hoàn thành mục tiêu quốc gia về IPv6. Hiện nay, VNPT và Viettel đều triển khai khá chậm với tỷ lệ truy cập qua IPv6 dưới 1% (theo thống kê của APNIC).

APNIC cho rằng, NetNam là đơn vị có hoạt động triển khai IPv6 từ rất sớm, nhưng thiếu đột phá nên không giữ được vị trí dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng. Theo thống kê của APNIC, năm 2014, chỉ số truy cập IPv6 của NetNam có tỷ lệ rất cao. Đầu năm 2017, lưu lượng IPv6 xuất phát từ mạng NetNam xuất hiện trở lại. Hiện NetNam đã có 7 Website sẵn sàng và dán nhãn IPv6 Ready Logo, duy trì 324 khách hàng dịch vụ Tunnel; năm 2017, NetNam sẽ tập trung cung cấp dịch vụ IPv6 như dịch vụ DNS, Hosting, Leasedline, wifi cho người sử dụng.

Tuy nhiên, theo kế hoạch của VNPT, Viettel chia sẻ trong chương trình làm việc với Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, trong năm 2017: VNPT sẽ chuyển đổi và cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ 4G LTE trên nền tảng công nghệ IPv6 cho khách hàng; và Viettel mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 cho 28 tỉnh, thành phố, đặc biệt là các dịch vụ băng rộng cố định, 4G LTE, Hosting IDC, Cloud server... Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, biểu đồ tỷ lệ truy cập IPv6 qua mạng của Viettel và mạng VNPT dự kiến sẽ nhảy vọt trong cuối năm 2017.

Theo thống kê của Google, tỷ lệ truy cập vào mạng Google qua IPv6 tăng trưởng mạnh từ 10% vào tháng 1/2016 lên khoảng 16% vào tháng 1/2017. Kết quả này tiếp tục khẳng định bước phát triển vững chắc của nền tảng công nghệ IPv6 trong xu thế công nghệ Internet của vạn vật (Internet of Things): ứng dụng IPv6 đóng vai trò quan trọng trong tương lai phát triển Internet và IPv6 thực sự là thủ tục phục vụ định danh toàn cầu cho tất cả các thiết bị gắn với mạng Internet.

Mức độ sẵn sàng IPv6 của Việt Nam đang được đánh giá ở mức cao trong khu vực và tiếp tục có bước phát triển tốt. Gần đây, hoạt động triển khai IPv6 có những bước chuyển mình rõ rệt với tỉ lệ ứng dụng IPv6 toàn cầu tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý là sau thời điểm ngày 7/11/2016 khi Ban Kiến trúc Internet của IETF (Internet Architecture Board - IAB) thông báo đề nghị IETF không yêu cầu bắt buộc hỗ trợ IPv4 trong các tiêu chuẩn, thủ tục Internet mới và tập trung vào hoạt động với IPv6; hoạt động triển khai IPv6 ở nhiều quốc gia đã có những bước tiến vượt bậc. Thực tế này cho thấy một minh chứng ngày rõ ràng, là trong thời gian tới, Internet sẽ hoạt động với IPv6 thay vì địa chỉ IPv4.

Theo thống kê của phòng Lab Cisco, tỷ lệ người dùng IPv6 của Việt Nam cũng tăng trưởng tốt trên 5% (gần 2,5 triệu người sử dụng IPv6), vượt xa mục tiêu 1-2% đặt ra tại Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam 2016.