Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2017. VNNIC đánh giá, năm 2016, hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam đã có bước khởi sắc đáng kể.
Theo thống kê của Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), số người dùng IPv6 của FPT Telecom là hơn 1,5 triệu và đơn vị chưa phát hiện cuộc tấn công nào liên quan đến IPv6.

Theo thống kê của Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), Việt Nam hiện đạt trung bình khoảng 5%, thời điểm cao nhất lên tới 6,28%, với hơn 2 triệu người sử dụng IPv6, vượt xa so với tỷ lệ truy cập IPv6 của cả nước trong khoảng đầu năm 2016, chỉ đạt 0,05%. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam vượt lên đứng thứ ba về kết quả triển khai IPv6, sau Malaysia và Singapore.


Chia sẻ tại hội nghị, anh Trần Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Điều hành mạng FPT Telecom, cho rằng, để bước đầu “hái quả ngọt”, quá trình triển khai IPv6 của đơn vị cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. “Tới nay, FPT Telecom đã đạt khoảng 800.000 hộ gia đình được kích hoạt IPv6, đứng thứ 45 trên toàn cầu về số lượng và thứ 2 ở Việt Nam về tăng trưởng sử dụng IPv6, sau VNNIC”, anh Hải tiết lộ. “Quá trình triển khai IPv6 sâu rộng cũng gặp nhiều vấn đề, tuy nhiên, có một điều hết sức thú vị là chưa phát hiện cuộc tấn công nào liên quan đến IPv6. Đó là ưu điểm của IPv6”.

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc VNNIC, cho biết, sau ngày IPv6 Việt Nam (ngày 5/6), tỷ lệ sử dụng IPv6 từ 0,03 lên 2%. “Với việc FPT Telecom cung cấp dịch vụ trên diện rộng đã kích hoạt tỷ lệ sử dụng lên đến 4,5% và có có thời điểm 6%. Đây là tín hiệu đáng mừng và hơn cả mong đợi”, ông Thắng đánh giá.

Tính đến ngày 30/11, Việt Nam đã có trên 70 website chạy IPv6 với khoảng 24 website đã triển khai gán nhãn IPv6 ready logo, trong đó có website của VNNIC, FPT Telecom, NetNam…

Chia sẻ tại hội nghị, anh Trần Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Điều hành mạng FPT Telecom, cho rằng, để bước đầu “hái quả ngọt”, quá trình triển khai IPv6 của đơn vị cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. “Tới nay, FPT Telecom đã đạt khoảng 800.000 hộ gia đình được kích hoạt IPv6, đứng thứ 45 trên toàn cầu về số lượng và thứ 2 ở Việt Nam về tăng trưởng sử dụng IPv6, sau VNNIC”, anh Hải tiết lộ. “Quá trình triển khai IPv6 sâu rộng cũng gặp nhiều vấn đề, tuy nhiên, có một điều hết sức thú vị là chưa phát hiện cuộc tấn công nào liên quan đến IPv6. Đó là ưu điểm của IPv6”.

Kết luận hội nghị, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, yêu cầu VNNIC quan tâm phát triển và thúc đẩy triển khai IPv6, tiếp tục bám sát chương trình trình hành động quốc gia về IPv6 và đặc biệt là các giải pháp cụ thể mà VNNIC phối hợp với các đơn vị xây dựng và lãnh đạo Bộ đã phê duyệt.

Hiện Việt Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp triển khai dịch vụ IPv6 tới người sử dụng, tiêu biểu gồm: FPT Telecom, NetNam, ADTEC, VNPT, Mobifone Global, Viettel… Hội nghị đánh giá, FPT Telecom là đơn vị tiêu biểu trong số các doanh nghiệp về triển khai dịch vụ IPv6.