Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang nắm giữ gần 50,2% cổ phần FPT Telecom. Với tỷ lệ nắm giữ này, cổ tức SCIC nhận được từ FPT Telecom tương đương 125 tỷ đồng tiền mặt và 6,25 triệu cổ phiếu. Năm 2016, mức cổ tức tối thiểu mà tổ chức này nhận được là 125 tỷ đồng.
FPT Telecom dự kiến năm 2016, kế hoạch doanh thu tăng trưởng 17,8%, đạt 6.560 tỷ đồng; và lợi nhuận trước thuế đạt 1.052 tỷ đồng. Mức cổ tức tối thiểu năm 2016 dự kiến 20% bằng tiền mặt.

Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa công bố tài liệu phiên họp ĐCHĐ thường niên sẽ diễn ra ngày 2/6. Theo đó, năm 2015, FPT Telecom đạt mức doanh thu 5.568 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 882 tỷ đồng. Cổ tức năm 2015 được đề nghị 30%, trong đó 20% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.


Với mức cổ tức năm 2015 được đề nghị là 30%, trong đó 20% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thu về một khoản tương đối lớn.

rong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FPT (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMC)... Cụ thể, SCIC sẽ thoái hoàn toàn 6% lượng cổ phiếu FPT đang sở hữu. Đối với FPT Telecom, SCIC sẽ thoái toàn bộ 50,2% vốn cổ phần.

Ngày 13/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký văn bản cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.

Kết thúc năm 2015, FPT Telecom có 175 chi nhánh, phòng giao dịch tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc; 7 văn phòng tại Campuchia và là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên giành được giấy phép cung cấp dịch vụ tại Myanmar. Tổng nhân sự hơn 14.000 người, bao gồm cả nhân sự của các đối tác kỹ thuật.