Hiện nay khi 20 nhà mạng đồng thời phối hợp với nhau chia sẻ thông tin thuê bao nợ cước đối với các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, người dùng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ của các nhà mạng nếu chẳng may nợ cước thuê bao bất kỳ .

1. Lý giải về việc hợp tác chia sẻ thông tin thuê bao nợ cước

! Áp dụng từ mô hình chia sẻ nợ xấu như ngân hàng, thì hơn 20 ông lớn dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như Fpt telecom, CMC, Viettel, Vnpt, SCTV, VTV ... đã phối hợp với nhau đồng thời thỏa thuận cho phép các nhà mạng bắt đầu chia sẻ thông tin thuê bao nợ cước dịch vụ.

# Cụ thể bất cứ thuê bao đối với các sản phẩm dịch vụ liên quan đến internet, truyền hình, camera, dịch vụ số như cước điện thoại, cước SMS, các loại phí phát sinh trong quá trình sử dụng 1 trong các nhà mạng bất kỳ không thanh toán cước mà phát sinh thuê bao nợ cước thì khách hàng sẽ không thể đăng ký bất cứ nhà cung cấp nào khác .



2. Tại sao các nhà mạng viễn thông lại làm điều này

Theo thông tin chia sẻ từ 1 lãnh đạo của tập đoàn CMC thì hiện nay người dùng rời mạng mà không thanh toán cước đã sử dụng là quá phổ biến, chi phí trung bình cho dịch vụ internet tại Việt Nam là khoảng 200 ngàn / tháng và các nhà mạng cho người dùng sử dụng đến hơn 2 tháng kể từ lúc chưa thanh toán theo đúng thời hạn quy định dẫn đến khách hàng sau khi sử dụng hết thời gian thì bỏ ngang dịch vụ chuyển sang nhà cung cấp khác.

Việc các nhà mạng viễn thông sử dụng cách này bởi vì chi phí đầu tư cho 1 thuê bao thông thường sẽ rơi vào khoảng 1 - 2 triệu đồng cho 1 khách hàng tham gia vào các dịch vụ internet hay truyền hình của các đơn vị, và thời gian hoàn vốn thông thường sẽ lên đến 2 năm.

Do đó nếu khách hàng khi bỏ ngang dịch vụ mà không làm thủ tục trả lại thiết bị, thanh lý đền bù hợp đồng như thỏa thuận đã ký sẽ khiến cho nhà mạng bị thiệt kép.

3. Việc chia sẽ thông tin thuê bao nợ cước có tác dụng gì ?

Thông qua việc kiểm soát thông tin thuê bao nợ cước khi người dùng không thanh toán cước dịch vụ của bất cứ nhà mạng nào mà hệ thống thông tin kiểm tra thấy thì sẽ không thể đăng ký được dịch vụ của đơn vị khác, điều này khiến khách hàng một là thanh toán tiếp tục cước đã nợ để sử dụng hai là phải đền bù hợp đồng nếu muốn chuyển sang nhà cung cấp khác.

Cách này sẽ giúp cho nhà mạng tiết kiệm chi phí triển khai cho thuê bao mới, giữ chân và thuyết phục khách hàng cũ sử dụng dịch vụ thay vì đổi qua nhà cung cấp khác, đặc biệt khi người dùng gặp khó khăn trong khâu đăng ký thì việc mọi người chuyển sang nhà cung cấp khác cũng không còn là hào hứng .

4. Ảnh hưởng không nhỏ khi chia sẻ thông tin thuê bao nợ cước

Theo chia sẽ từ 1 lãnh đạo giấu tên của Mobifone thì việc chia sẽ thông tin khách hàng nợ cước sẽ ảnh hưởng đến phần lớn khách hàng đang sử dụng dịch vụ , khi mà dựa theo thông tin đó thì các nhà mạng khác có thể gọi điện chăm sóc, tư vấn khách hàng đang trong tình trạng nửa muốn bỏ, nửa muốn ở lại để chuyển sang dịch vụ của mình, từ đó cạnh tranh không cần phải mất chi phí tìm kiếm thông tin thuê bao.

! Đối với nhà mạng lớn có đội ngũ nhân viên tốt, chính sách chăm sóc khách hàng hùng hậu, chương trình tốt, giá cước tốt cùng hạ tầng viễn thông đồng bộ sẽ là ưu điểm để khách hàng sẵn sàng bỏ nhà cung cấp cũ để chuyển sang nhà cung cấp mới, điều này sẽ khiến cho việc giữ chân thuê bao cũ của các nhà mạng càng khó khăn hơn.