Mobile cũng chính là xu hướng trọng tâm đối với thị trường thương mại điện tử thế giới trong năm 2016, đặc biệt là ở châu Á, nơi có một thế hệ người dùng trẻ tiếp cận Internet trực tiếp qua thiết bị di động. Ấn Độ là thị trường “mobile only” đặc trưng nhất khi có đến 80% giao dịch thương mại điện tử đến từ thiết bị di động. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 68% trong năm 2015. “Ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước chừng có khoảng 30-40% giao dịch mua sắm trên thiết bị di động và con số này sẽ không ngừng tăng nhanh trong các năm tới”, anh Hoàng dự báo.
Xu hướng di động sẽ là “mũi khoan” chính trong chiến lược thương mại điện tử của sàn thương mại điện tử FPT - Sendo - trong năm 2016.

"Làm sao để bám sát các bước tiến công nghệ là điều mà Sendo luôn quan tâm. Trong khi đó, xu hướng di động đang có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Sendo App nằm trong chiến lược của chúng tôi", TGĐ Sendo Trần Hải Linh cho hay.



Năm 2015, Sendo.vn đạt tốc độ tăng trưởng 3 con số với những bước chuyển biến đáng kể. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là việc ra mắt ứng dụng mua sắm qua điện thoại Sendo App chạy trên cả hai hệ điều hành iOS và Android vào cuối tháng 7. Sendo App là ứng dụng mua sắm trên di động đầu tiên tại Việt Nam khai thác tính năng mua hàng bằng giọng nói và cho phép chat trực tiếp với người bán.

Sau nửa năm ra mắt, Sendo App đạt gần 500.000 lượt tải, trở thành một trong những ứng dụng ưa thích của chuyên mục mua sắm trên cả iOS App Store và Google Play. Ngày 7/11, Sendo App vươn lên vị trí thứ 2 trong Top 5 Ứng dụng mua sắm được cà đặt nhiều nhất tại AppStore. Ngày 24/12, Sendo.vn dẫn đầu các ứng dụng mua sắm được phép tải miễn phí trong kho ứng dụng này.

Những công nghệ được Sendo.vn áp dụng gồm công nghệ nhận dạng giọng nói (speech to text) với chức năng mua sắm bằng giọng nói giúp người dùng giảm bớt thao tác khi mua sắm. Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) có chức năng gợi ý và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Thuật toán tương đồng (collaborative filtering) dự đoán được sở thích của người dùng qua hành vi. Từ đó gợi ý những ngành hàng, sản phẩm phù hợp giúp đơn giản hóa việc tìm kiếm trong hàng triệu sản phẩm tại Sendo.vn.

SenDo và con bài tẩy của sàn điện tử FPT


Trưởng nhóm phát triển ứng dụng di động khu vực Đông Nam Á của Google Nguyễn Trường Minh đánh giá: “Đây thực sự là một sản phẩm chiến lược có khả năng thành công rất lớn mà Sendo phát triển cho người dùng”.

“Xu hướng chuyển dịch sang mobile đang diễn ra rất mạnh mẽ tại Sendo.vn”, Nguyễn Phương Hoàng, Giám đốc Công nghệ Sendo, nhấn mạnh. Trong năm 2014, tỷ lệ giao dịch trên mobile tại sàn thương mại điện tử này chỉ chiếm 15% thì con số đã là 45% trong năm 2015. Dự kiến, năm 2016 sẽ tăng lên 65%. Số liệu từ Google chỉ ra có 69% người Việt Nam tìm kiếm thông tin trực tuyến về sản phẩm ít nhất một lần mỗi tháng. Tỷ lệ sử dụng Internet hằng ngày cho các mục đích cá nhân là 59% với máy tính để bàn, 61% với máy tính bảng và 76% ở điện thoại di động, cho thấy một xu thế dịch chuyển rõ rệt trong thương mại điện tử.

Khách hàng Trần Lệ Minh nhận xét: "Ứng dụng có tính năng vượt trội và thuận tiện trong việc mua sắm hơn hẳn vì chỉ cần ngón tay quét nhẹ vào màn hình điện thoại là mọi thông tin cần thiết đều hiển thị cụ thể". từ khi cài đặt ứng dụng này, đơn hàng của chị Minh tại Sendo.vn đã tăng lên đáng kể.

Mobile cũng chính là xu hướng trọng tâm đối với thị trường thương mại điện tử thế giới trong năm 2016, đặc biệt là ở châu Á, nơi có một thế hệ người dùng trẻ tiếp cận Internet trực tiếp qua thiết bị di động. Ấn Độ là thị trường “mobile only” đặc trưng nhất khi có đến 80% giao dịch thương mại điện tử đến từ thiết bị di động. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 68% trong năm 2015. “Ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước chừng có khoảng 30-40% giao dịch mua sắm trên thiết bị di động và con số này sẽ không ngừng tăng nhanh trong các năm tới”, anh Hoàng dự báo.