-
Buổi nói chuyện với chủ đề "You always have a choice" do FPT Software tổ chức vào ngày 20/1 tại ĐH FPT, cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội, thu hút gần 200 sinh viên của trường tham dự.
Bên cạnh đó, FPT Software đang có những điều kiện thuận lợi tại đây. Được thành lập từ năm 2005, sau 10 năm phát triển ở thị trường này, từ công ty CNTT 100% vốn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực IT Outsourcing đầu tiên mở tại Nhật, FPT Japan (thuộc FPT Software) đã trở thành doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam lớn nhất. Gần một nửa trong số 100 doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản cũng là khách hàng của đơn vị. "Chỉ có bằng công nghệ chúng ta mới rút ngắn khoảng cách với những quốc gia trên thế giới, cho phép chúng ta cạnh tranh sòng phẳng với những ông lớn. Hãy chọn Nhật Bản để thay đổi chính bản thân mình", Chủ tịch FPT Software khuyên nhủ.
Theo Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, học tiếng Nhật, tiếp cận những công nghệ mới nhất trên thế giới sẽ là những bước đi tới thành công nhanh nhất.
Chia sẻ tại sự kiện, anh Tiến nhấn mạnh tới cơ hội to lớn của mỗi sinh viên khi tham gia vào chương trình 10.000 Kỹ sư cầu nối của đơn vị. Năm 2012, khi anh nhận nhiệm vụ tiếp quản FPT Software, khá nhiều người đã rời bỏ công ty vì lý do thu nhập. Theo anh, nếu cứ giữ cách học như cũ, đi vào những công nghệ cũ thì sự nghèo vẫn mãi đeo đuổi. Lời giải cho bài toán này chính là Nhật Bản và công nghệ mới.
Giám đốc Phát triển nguồn lực FPT Software Trần Xuân Khôi cho biết, FPT Japan hiện có hơn 500 CBNV đang làm việc. Với tốc độ phát triển 40-50% mỗi năm, đến năm 2020, đơn vị dự kiến cán mốc 3.000 người. Như vậy trong 5 năm tới, FPT Japan cần bổ sung 2.500 CBNV. "Sang Nhật là việc trong tầm tay. Vấn đề còn lại là các bạn có muốn hay không", anh nói.
Đón đầu xu hướng này, FPT Software đã triển khai chương trình 10.000 Kỹ sư cầu nối. Tỷ lệ cần tuyển người biết tiếng Nhật ở đơn vị vào khoảng 935/2.000 vị trí. Hiện, mức độ đáp ứng BrSE cho công ty là 30%. Do đó, cùng với các chương trình Đào tạo BrSE nội bộ và Du học Nhật Bản, sinh viên khối ngành CNTT của Đại học FPT có thể lựa chọn theo học chuyên ngành hẹp JS (Japanese Software). Triển khai từ năm 2013, đây là chương trình tăng cường tiếng Nhật và chuẩn CNTT của Nhật Bản. Sau quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được thực tập tại FPT Software, trở thành lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản muốn sở hữu nhân lực chất lượng cao.
Qua những câu chuyện thực tế của cựu sinh viên Đại học FPT đang làm việc cho FPT Software, anh Tiến khẳng định, với nền tảng tiếng Nhật được đào tạo trong chương trình, khi sang Nhật làm việc, mỗi sinh viên chưa cần đóng góp cho đất nước, công ty, đã tự thay đổi chính bản thân mình với mức thu nhập cao.
Anh Khôi đưa ra số liệu của bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản, nước này sẽ thiếu khoảng 60.000 kỹ sư CNTT vào 2020. Một nửa trong số đó đang được ưu tiên tìm kiếm ở hai quốc gia là Việt Nam và Ấn Độ. Trong đó, 23,2% doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam trở thành quốc gia xếp hạng thứ 2 trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT.
Bùi Công Sơn, FSU17.BU6, sinh viên chuyên ngành JS, đã có hơn một năm làm việc tại FPT Software chia sẻ, chương trình này đã giúp cho cậu được trải nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy thử thách khi được onsite ngắn hạn ở ngay tại đất nước Nhật Bản. Đồng thời, giúp cậu phá bỏ những giới hạn của bản thân và hiểu được những quy tắc cơ bản trong quá trình làm việc.
Giám đốc chương trình 10.000 BrSE Quách Liễu Hoàn cho biết, những sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được FPT Software "offer" nhiều ưu đãi như học bổng, cơ hội đi nước ngoài, đặc biệt là đầu ra sau khi kết thúc chương trình học.
Ngoài phần ca nhạc sôi động, BTC cũng đã dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của sinh viên về chương trình, những ưu điểm khi tham gia JS. Lê Minh Hạnh, sinh viên năm 2 ĐH FPT đánh giá, buổi nói chuyện đã giúp cô thêm quyết tâm để lựa chọn chuyên ngành hẹp. "Em yêu thích văn hóa và con người Nhật Bản, muốn được biết cảm giác làm việc tại thị trường khó tính nhất thế giới. Vì thế, thông tin mà các anh chị chia sẻ đã đáp ứng mong mỏi của em về chính sách của chương trình".
Trong vòng 6-12 tháng, học viên được đào tạo tiếng Nhật và tiếng Nhật chuyên ngành CNTT cũng như văn hóa Nhật Bản để thi đạt chứng chỉ tiếng Nhật N2. Bên cạnh đó, học viên cũng sẽ được bố trí việc làm thêm, thực tập tại FPT Nhật Bản hoặc các đối tác của Cáp quang FPT tại Nhật và tham gia các khóa học chuyên ngành CNTT trên hệ thống online.
Chương trình 10.000 Kỹ sư cầu nối của FPT Software được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó, sẽ có khoảng 5.000 học viên được đào tạo tại Nhật Bản trong vòng 6-12 tháng và 5.000 học viên được đào tạo tại Việt Nam. Các học viên tham gia khóa đào tạo tại Nhật Bản sẽ được FPT Software bảo lãnh tài chính với mức vay tối đa 400 triệu đồng và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành IT với mức thu nhập tối thiểu lên đến 2.000 USD/tháng sau khi tốt nghiệp.
- » Fpt Center - Lịch sử hình thành và phát triển
- » Nên lắp internet nhà mạng nào tốt trong thời...
- » Nhà mạng viễn thông giảm giá cước internet...
- » Nhân viên kinh doanh fpt lương có cao không...
- » Hệ thống nhà thông minh Fpt phủ sóng toàn...
- » Fpt ra mắt gói cước F-Game dành cho game thủ
- » Nhà mạng chật vật giữ chân khách hàng rời...
- » Người tiêu dùng không còn mặn mà các dịch vụ...
- » Các ông lớn di động dừng bán Sim số qua kênh...
- » Nhà Mạng Bắt Tay không còn miễn phí lắp đặt...
- » Lắp mạng internet fpt xã Sóc Đăng tại Hạ Hòa...
- » Lắp internet fpt xã Tiêu Sơn tại Đoan Hùng...
- » Lắp mạng internet fpt xã Bằng Luân tại Hạ...
- » Lắp mạng fpt xã Bằng Doãn tại Đoan Hùng Phú...
- » Lắp đặt mạng Fpt xã Yên Luật tại Hạ Hòa Phú...
- » Lắp mạng Fpt xã Xuân Áng tại Hạ Hòa Phú Thọ
- » Lắp mạng internet fpt xã Vô Tranh tại Hạ Hòa...
- » Lắp internet fpt xã Vĩnh Chân tại Hạ Hòa Phú...
- » Lắp đặt internet fpt xã Phương Viên tại Hạ...
- » Lắp mạng fpt xã Minh Hạc tại Hạ Hòa Phú Thọ
Bài viết cùng chuyên mục:
Bài viết mới nhất trong diễn đàn:
Từ khóa được tìm thấy!
Nobody landed on this page from a search engine, yet!
lap mang FPT