WEF 46 khai mạc ngày 20/1 tại Davos, Thụy Sĩ, có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ trên 100 quốc gia. Chủ đề của năm nay là “Mastering the Fourth Industrial Revolution” (Nắm vững Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4). Các đại biểu sẽ thảo luận để tìm ra cách giải quyết cho 10 vấn đề được coi là thách thức toàn cầu.


Theo Bloomberg, các chuyên gia bày tỏ quan ngại về việc robot sẽ dần thay thế vị trí của con người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Điều này sẽ khiến số lượng người không tìm được việc làm tăng lên. Tuy nhiên, may mắn rằng đây không phải là nguy cơ ngay trước mắt, bởi theo nghiên cứu của WEF, cuộc đại chiến giữa robot với con người sẽ chưa nóng lên cho tới năm 2020.



Trong đó có: An ninh lương thực và nông nghiệp, Tăng trưởng kinh tế hướng tới xã hội, Nhân lực và trình độ lao động, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Tương lai của Internet, Cuộc chiến robot, Tin tặc và tự do dân chủ...

Ngay ngày đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46, đoàn FPTgặp hàng loạt tập đoàn lớn trong danh sách Fortune 500 để bàn những hợp đồng với giá trị lớn.

Đoàn FPT trong một cuộc gặp đối tác. Các đại diện FPT gồm: Chủ tịch FPT Trương Gia Bình (thứ hai từ phải qua); anh Bùi Hoàng Tùng (bìa phải), CEO FPT USA và anh Malay Verma (bìa trái), Giám đốc kinh doanh FPT USA.

Đoàn Việt Nam gồm: Chủ tịch FPT Trương Gia Bình; Don Lam, CEO VinaCapital; Edward Thai, đối tác đầu tư của 500 Start-up tại Việt Nam và Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long.

Hơn 40 chính trị gia và 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp tham dự sự kiện. Bên cạnh đó là đại diện các học viện và tổ chức xã hội. Góp mặt trong WEF 46 là quan chức nhiều nền kinh tế lớn, như Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron. Những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates; Mary Barra - CEO General Motors; Satya Nadella - CEO Microsoft; Eric Schmidt - Chủ tịch Alphabet; Jack Ma - Chủ tịch Alibaba. Ngoài ra, Leonardo di Caprio, Kevin Spacey và Bono cũng là các khách mời của diễn đàn năm nay.

Ngoài việc dự các buổi hội đàm liên quan đến CNTT như “Creating a Global Data Marketplace Data” và “Big Data and Big Science in a Hyperconnected World”, đoàn FPT sẽ có hơn 20 buổi gặp với lãnh đạo cao cấp của các công ty trong danh sách Fortune 500, chủ yếu đến từ thị trường Mỹ và châu Âu để cùng trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình là thành viên sáng lập của WEF và lần thứ 5 tham dự sự kiện. Năm nay, đoàn FPT còn có Bùi Hoàng Tùng, CEO FPT USA, và Malay Verma, Giám đốc kinh doanh FPT USA. CEO FPT USA tham dự lần thứ 3 liên tiếp.

“Bên cạnh nền kinh tế và thị trường Việt Nam, các đối tác dành sự quan tâm đến hoạt động kinh doanh của FPT và các dịch vụ mà tập đoàn có thể cung cấp”, CEO FPT USA chia sẻ. “Việc Việt Nam tham gia vào TPP cũng gây sự chú ý và quan tâm của các công ty lớn. Những mảng mới như Data Analytics và Internet of Things mà FPT đang tập trung phát triển rất phù hợp với nhu cầu các công ty. Những hợp đồng triệu đô cũng được bàn tới trong tương lai gần”.

CEO FUSA Bùi Hoàng Tùng cho biết, FPT đã gặp các tập đoàn như: UPS, Airbus, IBM, Cisco, Henry Schein, RWE, Hanwah Group, Teletech Holding, Thermo Fisher, GE…, là những “ông lớn” hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Thiết bị y tế, năng lượng, vận tải, CNTT, thiết bị điện, lắp ráp máy bay...

Sau sự kiện WEF 46, năm 2016 hứa hẹn nhiều chuyến thăm của các lãnh đạo công ty đến Việt Nam và FPT, và những chuyến công tác của lãnh đạo FPT, FPT Software và FUSA tới trụ sở các công ty tại Mỹ và châu Âu để mở ra những cơ hội hợp tác nhiều triển vọng.