-
Trong khuôn khổ sự kiện Internet Day 2015, tổ chức sáng nay (19/11) tại khách sạn Sheraton (Hà Nội), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có phần trình bày về chủ đề "Internet of things" (IoT). Qua cách dẫn dắt lôi cuốn và đầy cảm hứng, anh đã phác thảo một bức tranh sống động về thời đại "Internet vạn vật" cho Việt Nam và chia sẻ những thành công bước đầu của FPT khi phát triển theo xu hướng này tại thị trường nước ngoài
"Nhờ Internet of Things, lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một xu hướng mới, những người giàu có nhất không phải người có nhiều tiền hay nhiều đất đai mà là người có nhiều 'số' nhất", Chủ tịch Trương Gia Bình chia sẻ tại sự kiện Internet Day 2015.
Garner dự đoán, trong tương lai, nhờ IoT, thế giới thực và thế giới số sẽ là một. Mọi doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp số, mọi lãnh đạo sẽ trở thành lãnh đạo số, mọi chi phí sẽ trở thành chi phí số và mỗi một người có thể trở thành doanh nghiệp số. Theo anh Bình, lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một xu hướng mới, những người giàu có nhất không phải người có nhiều tiền hay nhiều đất đai mà là người có nhiều “số” nhất. Thực tế, có nhiều thanh niên trẻ nhưng có rất nhiều tiền bởi các bạn biết làm việc với "số".
Anh cho biết, theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới sẽ phát triển chậm lại, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều người không thoát được đói nghèo. Khoảng 5-10 năm tới, tất cả những phương thức cũ sẽ bị xóa đi, sự biến đổi của các doanh nghiệp và các nền kinh tế là không biên giới. Nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng này là do sự phát triển của Internet of Things - (IoT có thể hiểu một cách đơn giản là “mọi thứ đều được kết nối”. Tuy nhiên các đối tượng kết nối Internet này có khả năng thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh và kết nối mọi thứ với nhau).
Internet of things sẽ đem lại cơ hội chưa từng có cho tổ chức, doanh nghiệp. Đây là xu thế tất yếu cho quá trình đổi mới và ước đoán sẽ mang lại các giá trị tương đương 19.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Hiện nay có khoảng 8 tỷ các thiết bị kết nối, nhưng đến năm 2020 sẽ lên tới 80 tỷ thiết bị. "Đây sẽ là cuộc cách mạng không thể tưởng tượng được. Trong bối cảnh đó, FPT đã nhìn thấy xu hướng của tương lai và nhận thức rằng phải chớp bằng được cơ hội. Chúng tôi đã tìm mọi cách tham gia vào cơ hội đó và điểm đến đầu tiên là Singapore", anh Bình nói.
Hiện nay, ngành Viễn thông cũng đang thay đổi, không còn là chuẩn mực của những hệ thống phức tạp mà tất cả sẽ là máy tính và phần mềm. Người ta không còn nói đến chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà chuyển sang nói về chất lượng của những trải nghiệm số. Thế giới cũng đang hình thành một nền kinh tế mới gọi là nền kinh tế chia sẻ. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử, các doanh nghiệp tin học có thể trở thành nhà vận tải lớn nhất thế giới như Uber. Họ không có hạ tầng hay ô tô nhưng vẫn kinh doanh thành công trong lĩnh vực này. Trước đây, nếu ngành tin học chỉ phục vụ các doanh nghiệp khác thì ngày nay có thể họ tự đứng ra trở thành doanh nghiệp số. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp CNTT Viễn thông. Nó sẽ tác động toàn diện lên nền kinh tế, các phương thức hoạt động và cách thức làm việc trong xã hội.
Anh Bình cũng cho hay, Nhật Bản đang phát triển ngành nông nghiệp chính xác dựa trên cơ sở IoT nhằm hiện đại hóa nông nghiệp và mang lại những thành tựu vượt bậc. Nhờ "Internet vạn vật", toàn bộ dữ liệu liên quan đến cây cối, đất đai, điều kiện khí hậu sẽ được kết nối. Ngành nông nghiệp sẽ được tự động hóa thông qua thiết bị cầm tay, công nghệ sẽ tham gia vào tất cả các khâu, từ sản xuất, phân phối, xuất khẩu. Hiện tại, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới như Toshiba, Panasonic đã tham gia vào việc cung cấp giải pháp cho lĩnh vực nông nghiệp. Nếu Việt Nam sở hữu một nền nông nghiệp chính xác, có sự tham gia của internet và hạ tầng công nghệ sẽ tạo ra những giá trị lớn chưa từng có.
FPT là 1 trong 9 công ty đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phát triển và quản lý ứng dụng tại Đảo quốc Sư tử. Hiện công ty hướng tới cung cấp dịch vụ chăm sóc người già dựa vào công nghệ số. Các thông tin về sức khỏe của từng người sẽ được chuyển lên đám mây và tiến hành phân tích, dự báo cho bác sĩ và người nhà những nguy cơ về sức khỏe để kịp thời xử lý. Việc ứng dụng những dịch vụ y tế điện tử tương tự như thế này tại Việt Nam sẽ giúp giải quyết những bài toán nan giải như tình trạng quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Chủ tịch FPT cũng nhấn mạnh, tại Việt Nam, số người chết vì tai nạn giao thông đã làm thiệt hại 1,9% GDP. Nếu chúng ta có một nền tảng số để quản lý giao thông như giảm ùn tắc, phạt nguội, xe bus thông minh... sẽ xử lý được rất nhiều vấn đề tồn đọng. Vừa qua, FPT đã tiến hàng lắp camera phạt nguội trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai để bước đầu thực hiện số hóa giao thông vận tải. Với nền tảng quản lý giao thông dựa trên IoT, Việt Nam có thể giảm thiểu số vụ tai nạn, rút ngắn thời gian di chuyển, ngăn chặn tiêu cực và tăng liệu quả đầu tư.
Với ngành công nghiệp, IoT được ứng dụng trong việc biến những linh kiện máy bay trở thành linh kiện số để liên tục gửi thông tin về mặt đất giúp kiểm soát hành trình, mang lại trải nghiệm bay mới cho hành khách. IoT cũng sẽ giúp tàu hỏa tăng tốc 10% và giúp nhân viên tiết kiệm 10% chờ đợi. "Nghĩa là IoT giúp cho mọi thứ trở nên chính xác", anh nói.
Ngoài những chia sẻ của anh Trương Gia Bình, đại diện của FPT Telecom - anh Phan Hồng Tâm, Trưởng phòng Điều hành mạng IP, cũng đã có bài tham luận về chủ đề "FPT Telecom sẵn sàng cho Internet of Things". Đồng thời đơn vị cũng có gian hàng giới thiệu về dịch vụ Internet và truyền hình thu hút được đông đảo người tham quan.
Trong thời đại toàn cầu hóa, nước ta đang tham gia những sân chơi chung, mới đây nhất là việc hoàn thành đàm phán Hiệp định TPP, đặt sự phát triển của ngành IT trong giai đoạn mới. "Việt Nam đang trở thành điểm đến tiềm năng, không ở đâu có nguồn nhân lực rẻ mà biết làm IoT như nước ta. Với những chia sẻ đó, tôi muốn nói rằng, đúng vào thời điểm này, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có cơ hội bắt đầu cùng mọi người, bình đẳng về cơ hội và thách thức so với các dân tộc khác trên thế giới. Tôi hy vọng các bạn trẻ, các doanh nghiệp cùng làm IoT một cách tích cực để phát triển đất nước", Chủ tịch FPT kỳ vọng.
Internet Day 2015 đã thu hút sự chú ý của gần 500 quan khách tham dự đến từ các doanh nghiệp CNTT Viễn thông. Đây là dịp để bên liên quan đề xuất, đóng góp cho dự án quốc gia, là cầu nối giữa doanh nghiệp, cộng đồng với cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm tạo được sự hỗ trợ tối đa cho Internet phát triển tại Việt Nam. Chương trình do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Bộ Thông tin và truyền thông.
- » Fpt Center - Lịch sử hình thành và phát triển
- » Nên lắp internet nhà mạng nào tốt trong thời...
- » Nhà mạng viễn thông giảm giá cước internet...
- » Nhân viên kinh doanh fpt lương có cao không...
- » Hệ thống nhà thông minh Fpt phủ sóng toàn...
- » Fpt ra mắt gói cước F-Game dành cho game thủ
- » Nhà mạng chật vật giữ chân khách hàng rời...
- » Người tiêu dùng không còn mặn mà các dịch vụ...
- » Các ông lớn di động dừng bán Sim số qua kênh...
- » Nhà Mạng Bắt Tay không còn miễn phí lắp đặt...
- » Lắp mạng internet fpt xã Sóc Đăng tại Hạ Hòa...
- » Lắp internet fpt xã Tiêu Sơn tại Đoan Hùng...
- » Lắp mạng internet fpt xã Bằng Luân tại Hạ...
- » Lắp mạng fpt xã Bằng Doãn tại Đoan Hùng Phú...
- » Lắp đặt mạng Fpt xã Yên Luật tại Hạ Hòa Phú...
- » Lắp mạng Fpt xã Xuân Áng tại Hạ Hòa Phú Thọ
- » Lắp mạng internet fpt xã Vô Tranh tại Hạ Hòa...
- » Lắp internet fpt xã Vĩnh Chân tại Hạ Hòa Phú...
- » Lắp đặt internet fpt xã Phương Viên tại Hạ...
- » Lắp mạng fpt xã Minh Hạc tại Hạ Hòa Phú Thọ
Bài viết cùng chuyên mục:
Bài viết mới nhất trong diễn đàn:
Từ khóa được tìm thấy!
Nobody landed on this page from a search engine, yet!
lap mang FPT