Cũng giống như máy tính, laptop, hiện nay các dòng smartphone giá rẻ hiện đại tràn lan trên thị trường dẫn để người dùng ngày càng có nguy cơ mất an toàn khi sử dụng điện thoại bởi các ứng dụng nghe lén, nghe trộm hay các mã độc được cài đặt vào trong điện thoại - dế yêu của bạn.
7 Cách đơn giản nhất để bảo vệ Smartphone dế yếu của bạn

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn 7 cách đơn giản để bảo vệ dế yêu của bạn:

Cài đặt mật mã đăng nhập cho điện thoại

Chiếc điện thoại thông minh hiện này ngày càng lưu giữ rất nhiều thông tin cá nhân gồm: email, tin nhắn, danh bạ, hình ảnh…. Để bảo vệ dế yêu của bạn trước sự tò mò người thân, đồng nghiệp hay người lạ. Bạn có thể sử dụng một mã PIN 4 số hoặc một mật khẩu kết hợp số và chữ cái và các ký tự đặc biệt. Mật mã này sẽ là “hàng rào” bảo vệ điện thoại của bạn khỏi những người “tò mò” hoặc kẻ trộm dễ dàng tiếp cận thông tin cá nhân của bạn

Chặn các số điện thoại lạ không cần thiết

Hiện người dùng có thể bị làm phiền bởi có nhiều doanh nghiệp chuyên thu thập thông tin người dùng qua mạng internet và gọi đến tiếp thi sản phẩm.

Bạn cũng có thể cài đặt chặn số của doanh nghiệp, vào phần Cài đặt trên điện thoại >> thêm số điện thoại lạ vào danh sách hạn chế và sau này bạn sẽ không phải lo doanh nghiệp này gọi lại cho bạn lần hai.

7 Cách đơn giản nhất để bảo vệ Smartphone dế yếu của bạn


Cất giữ các thiết bị thật cẩn thận

Bất chấp tất cả các nỗ lực chặn truy cập vào ứng dụng, số điện thoại, các thông tin khác, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị kẻ nào đó ăn trộm/cướp giật điện thoại của mình. Do đó, để đề phòng, hãy luôn cầm máy thật chặt, cất máy ở những nơi khó tiếp cận (túi trước quần áo, túi nhỏ sâu bên trong lòng túi xách…), tránh phô trương điện thoại của mình tại nơi công cộng.

Bật tính năng "Do not Trach" không theo dõi

Chiếc điện thoại thông minh ngày nay lưu giữ nhiều thông tin cá nhân gồm: email, tin nhắn, danh bạ, hình ảnh… gây sự tò mò cho nhiều người. Do vậy, nếu bạn phải cầm theo điện thoại ra khỏi nhà, lời khuyên tuyệt đối là bạn hãy sử dụng mã khóa. Bạn có thể sử dụng một mã PIN 4 số hoặc một mật khẩu thực sự kết hợp số và chữ cái và các ký tự đặc biệt. Mã khóa này sẽ là “hàng rào” bảo vệ điện thoại khỏi những người “tò mò” hoặc kẻ trộm dễ dàng tiếp cận thông tin của bạn.

Tránh những cuộc gọi rác không cần thiết

Có nhiều dịch vụ tiếp thị, bán hàng qua điện thoại gọi đến số máy của bạn mỗi ngày. Trong trường hợp này, thật không may, số máy của bạn đã bị bán cho các dịch vụ nên chắc chắn, bạn sẽ còn nhận được nhiều cuộc gọi rác và tin nhắn quảng cáo hơn nữa trong tương lai gần. Nếu bạn không có kế hoạch ngăn chặn kịp thời, bạn có thể phải trả các phí bổ sung cho các tin nhắn mà bạn không muốn nhận từ những dịch vụ nói trên.

Theo các chuyên gia, hãy sử dụng giải pháp Caller ID để hình dung ra ai đang cố gọi cho bạn. Trên Android, hãy kiểm tra Current Caller ID, một ứng dụng giúp hiển thị thông tin về người gọi trên một cửa sổ nhỏ xuất hiện bên cạnh cuộc gọi đến. Còn trên iOS, bạn sẽ phải có cách tiếp cận hơi khác: cài đặt Truecaller và chụp lại màn hình một cuộc gọi đến để ứng dụng này nhận dạng người gọi (tác giả ứng dụng xác nhận cho tới thời điểm này, chưa có bất cứ cách nào để họ can thiệp vào quá trình cuộc gọi).

Thêm thông tin cá nhân trên điện thoại

Nếu như thiết bị của bạn bị thất lạc và được một ai đó tốt bụng tìm được, họ có thể tìm thấy bạn bằng cách nào? Vì lý do này, bạn nên bổ sung thông tin liên hệ để mọi người có thể liên lạc với bạn. Chẳng hạn, bạn không cần phải cung cấp họ tên đầy đủ mà chỉ cần họ hoặc tên, cùng với số điện thoại của bạn bè, người thân của mình những người có thể liên hệ với bạn để tìm thiết bị thất lạc.

Cài đặt một ứng dụng tìm thiết bị thất lạc

Bạn hoảng sợ khi nhận ra điện thoại không nằm trong túi. Lần cuối cùng bạn thấy nó là ở đâu? Bạn đã đặt điện thoại ở đâu? Liệu có làm rơi khi rời khỏi xe hay không? Với các ứng dụng khôi phục dành riêng cho nền tảng Android và iOS, bạn sẽ có thể khóa truy cập vào thiết bị bằng mật khẩu và thậm chí là phát hiện ra vị trí của thiết bị thông qua GPS.