Hiện nay có nhiều loại radio tân tiến để bạn chọn lựa. Có nhiều nhãn hiệu thông dụng như Futaba, Airtronics, JR, Hitech, và Ace. Mỗi hiệu có nhiều hạng từ loại 2 kênh đơn giản cho đến loại 8 kênh có hỗ trợ bằng kỹ thuật điện toán. Người mua chỉ bị giới hạn bởi túi tiền. Bạn nên bàn bạc với huấn luyện viên tương lai về dự định chọn lựa của mình. Có nhiều lý do để làm điều này. Một trong những lý do đó là bộ radio của bạn phải phù hợp với bộ của huấn luyện viên nếu bạn có dự định dùng máy của mình làm máy học trò (buddy box).

Bất cứ bộ radio cơ bản nào cũng bao gồm bốn thành phần chính yếu sau: Transmitter : Máy phát, thiết bị nhận điều khiển từ tay bạn bằng cần, mã hóa và chuyển tín hiệu đến (máy nhận) máy bay điều khiển Receiver : Máy thu, thiết bị nhận tín hiệu, giải mã, chuyển đến servo thực hiện Servo : Thiết bị thực hiện động tác cơ khí theo lệnh từ receiver Batteries : Pin cấp điện cho receiver và các servo Có một số tần số cụ thể qui định bởi Cơ quan Truyền thông Liên bang (Federal Communications Commision = FCC) để dùng cho các mô hình máy bay điều khiển bằng radio. Bạn phải chắc chắn rằng bộ radio mình chọn có tần số theo qui định này. Hầu hết các nhà sản xuất đều dán nhãn trên bao bì Chỉ dùng cho hàng không. Bạn có thể tham khảo thêm bảng liệt kê tần số xử dụng cho điều khiển từ xa.

Cách chế tạo Radio dùng để điều khiển máy bay mô hình


Bộ radio bạn chọn còn phải thỏa các thông số 1991 đối với máy thu băng tần hẹp. Bạn không cần thực sự biết những đòi hỏi đối với các thông số này bởi vì hệ thống đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn này. Sách hướng dẫn của bộ radio sẽ nói rõ hệ thống đã đạt yêu cầu, và đa số các bộ radio sẽ được gắn một nhãn vàng để thể hiện điều này. Bộ radio có thể gửi – nhận tín hiệu theo băng tần FM hoặc AM. Băng tần FM ít bị nhiễu hơn AM mặc dù dùng AM thì cũng hiếm khi có vấn đề nhiễu sóng. Vài kiểu máy dùng một hệ thống trong, gọi là PPM, để triệt tiêu hiện tượng nhiễu sóng. Bỏ qua nhãn hiệu, số kênh (channel), vấn đề giá cả, mọi máy phát (transmitter) đều có các bộ phận cơ bản như nhau. Máy phát có thể được trang bị thêm vài công tắc, các bộ phận trượt, màn hình, tùy vào các chức năng.

Antenna : Ăng-ten, bộ phận truyền phát tín hiệu Batteries : Pin nguồn điện của máy phát Battery meter : Đồng hồ đo pin máy phát Crystal : Thiết bị định tần số truyền tín hiệu Gimbals(sticks) : Thiết bị điều khiển, cần điều khiển Handle : Quai xách Power switch : Công tắc nguồn Trainer switch : Nút/công tắc huấn luyện; huấn luyện viên giao điều khiển cho máy học trò bằng công tắc này (hai máy nối nhau) Trim lever : Công tắc trượt tinh chỉnh điều khiển khi đang bay



Có hai kiểu (mode) điều khiển chính, đó là cách thức mà cần điều khiển được cài đặt. Người ta vẫn còn tranh cãi chưa dứt xem mode nào thì dễ xử dụng hơn và tốt nhất cho người mới học. Mode điều khiển khác nhau giữa Hoa Kỳ và phần lớn các nước Âu Châu. Mode I được dùng nhiều ở Âu Châu trong khi mode II được dùng ở Hoa Kỳ.

MODE 1 Mode 1 có từ khi bắt đầu kỹ thuật điều khiển tương tự. Máy phát đã được thiết kế đồng nhất theo cách này. Ý tưởng là elevator và rudder hay ailerons là những bộ phận điều khiển chính và mỗi bộ phận này nên được điều khiển bằng mỗi tay riêng biệt để bảo đảm độ chính xác. Về sau mode này vẫn được xử dụng cho những bộ điều khiển hiện đại ngày nay.

Cách chế tạo Radio dùng để điều khiển máy bay mô hình


MODE 2 Những năm sau đó, suy nghĩ chuyển sang kiểu thiết lập mode 2. Ngày càng nhiều người chơi mô hình tin rằng việc điều khiển các bộ phận lái chủ yếu một cách hiệu quả bằng cùng một tay là dễ dàng hơn. Mode 2 trở nên thông dụng và được dùng hầu như khắp Hoa Kỳ. Người nhập môn không cần băn khoăn phải chọn mode nào vì các nhà sản xuất đã thiết lập sẵn cần điều khiển theo mode thông dụng ở địa phương.

Cách chế tạo Radio dùng để điều khiển máy bay mô hình


Lại còn những cuộc tranh luận nhiều năm qua về việc liệu người mới chơi nên dùng radio có bao nhiêu kênh (channel) thì phù hợp. Một số thì cho rằng chỉ cần 3 là đủ: rudder, elevator, và ga. Lý lẽ ở đây là sẽ dễ dàng hơn cho người mới nhập môn chỉ dùng rudder để quẹo mà không cần quan tâm đến ailerons. Những người khác thì lại phản bác, cho rằng nên dùng bộ bốn kênh để bắt đầu: rudder, elevator, ga, và ailerons. Họ cho rằng nếu không dùng ailerons từ đầu, người nhập môn sẽ lại phải tiếp tục trải qua lớp nhập môn thứ hai để học dùng ailerons. Một bộ radio 4 kênh sẽ giúp điều khiển mô hình tốt hơn, nhất là trong khi cất cánh và hạ cánh với gió ngang. Ngày nay việc xử dụng radio 4 kênh để huấn luyện trở nên thông dụng.

Bạn cũng có thể mua một bộ radio 6 kênh với nhiều chức năng hơn, nhiều đặc tính không có ở một bộ 4 kênh cơ bản, như chức năng hai mức điều khiển (dual rate) chẳng hạn. Đặc tính này cho phép bạn giảm độ nhạy của cần lái và do đó bớt nguy cơ lái quá tay. Nếu bạn khá chắc chắn về việc sẽ dùng đến bộ 6 kênh sau này, bạn có thể quyết định mua bộ 6 từ khi bắt đầu và do đó có thể tiết kiệm trong tương lai. Còn nhiều điều phải được bàn bạc kỹ lưỡng với những người chơi giàu kinh nghiệm, nhất là với huấn luyện viên tương lai của bạn, trước khi bạn sắm sửa.