SCIC muốn lướt sóng cổ phiếu FPT tăng 5%
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 13/10 đến ngày 10/11. Nếu thành công, SIC sẽ thoái vốn hoàn toàn khỏi FPT. Trước đó, ngày 6/10, SIC đăng ký mua vào 750.000 cổ phần FPT để tăng tỷ lệ sở hữu. Tuy nhiên, do biến động thị trường, đến ngày kết thúc giao dịch, SIC mới chỉ mua được 3.490 cổ phần.
Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 1 triệu cổ phiếu (tương đương 0,26%) FPT nhằm mục đích đầu tư tài chính.
Theo dữ liệu của Stockbiz, các cổ đông tổ chức giữ nhiều cổ phiếu FPT gồm: Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 6,05%; Red River Holding: 5,72%; Deutsche Bank AG, London Branch: 4,97%; Deutsche Bank AG: 3,80%; Government of Singapore: 3,56); The Caravel Fund (International) Ltd.: 2,55%…
FPT đang ở vùng giá cao nhất trong vòng 2 tháng gần đây. Trong thời gian từ 8/9 tới 6/10, giá cổ phiếu FPT tăng từ 43.900 đồng lên 46.000 đồng, tương ứng mức tăng gần 5%. Theo các chuyên gia chứng khoán nhận định, việc thị giá FPT tăng trong thời gian qua đã khiến SIC thay đổi kế hoạch, thay vì mua vào, SIC đã tiến hành “chốt lời” toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong phiên giao dịch ngày 9/10, cổ phiếu FPT đang giao dịch quanh mức giá 46.300 đồng/đơn vị. Đây là giá cao nhất của FPT trong gần hai tháng nay.
Hai cổ đông cá nhân lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình: 7,14% và CEO Bùi Quang Ngọc: 3,72%.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.139 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.871 đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Kết thúc 8 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 25.977 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 107% kế hoạch luỹ kế. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 1.766 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, đạt 102% kế hoạch lũy kế.
Định hướng toàn cầu hóa đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài sau 8 tháng đầu năm tăng 46% so với cùng kỳ, đạt 2.928 tỷ đồng, tương đương 135 triệu USD.