9 Attachment(s)
Cách chế tạo máy đo nhịp tim bằng mạch Arduino với bộ cảm biến
Mạch cảm biến Arduino có thể giúp bạn nhận biết được nhịp tim mình đâp nhanh, chậm hay khác thường . FPT telecom sẽ hướng dẫn bạn cách chế tạo máy đo nhịp tim bằng mạch Arduino với bộ cảm biến thông qua tín hiệu đèn LED sẽ biết tim bạn đang đập ở mức độ nào
Cách chế tạo máy đo nhịp tim bằng mạch Arduino với bộ cảm biến
Để chế tạo máy đo nhịp tim bằng mạch Arduino với bộ cảm biến ta cần làm theo các bước hướng dẫn như sau:
Bước 1: Lắp ráp mạch MintDuino lên trên phần bo cắm mạch (breadboard)
- Chip MintDuino (ATmega328P với bộ nạp khởi động Arduino) đã được tiến hành lập trình trước khi gắn đèn LED màu xanh vào.
- Kế đến, bạn nạp flash MintDuino vào sử dụng mã nguồn Pulse Sensor và giao tiếp bằng giao diện với mạch MintDuino sử dụng phần mềm Arduino IDE.
- Bên cạnh đó bạn có thể cài đặt thêm trình điều khiển FTDI Friend.
Lưu ý: Breadboard là một dạng đế cắm nhiều lỗ, có thể sử dụng để cắm các vi mạch (IC), transistor, dây nối đồng thời các linh kiện thụ động khác để tạo thành các mạch điện tử thí nghiệm
Đính kèm 8185
Bước 2: Chuẩn bị bộ cảm biến đo xung nhịp tim
Trước khi tải vào MintDuino, bạn sử dụng phần mềm Arduino IDE để đưa flash vào, bằng cách Tools > Board > Arduino Duemilanove w/ ATmega328. Mở tập tin A_PulseSensor_06.ino nhưng không tải nó lên.
Đính kèm 8186
Bước 3: Kiểm tra bộ cảm biến và nạp code
Đính kèm 8187
- Cắm bộ cảm biến xung nhịp vào mạch Breadboard: bạn tiến hành kết nối dây màu đỏ với cực dương, dây màu đen (hoặc màu xanh) với cực âm, dây màu tím kết nối với pin 23 trên vi điều khiển chip IC.
- Tiến hành nối dây màu đỏ 9V của pin đến cực dương, dây màu đen nối với cực âm. Ánh sáng đèn LED màu xanh trên bộ cảm biến sẽ sáng lên ngay lập tức.
- Tiến hành nối Mintduino với máy tính qua cổng USB và FTDI Friend.
- Đặt FTDI Friend trên 6-pin header trên Breadboard và tiến hành nối với cổng USB đối diện với đèn LED màu xanh.
- Khi tiền hành nối các dây đã hoàn tất thì bạn bấm nút Upload trên phần mềm Arduino IDE.
Bước 4: Chuyển đổi MintDuino đến perfboard
Bạn không nên hàn đèn LED màu xanh đến Perfboard
Ghi chú: Perfboard là bảng mạch điện tử, còn có tên gọi khác là DOT PCB, với các lỗ khoan tiêu chuẩn.
Bước 5: Chuẩn bị hàn bộ cảm biến
- Cắt các đầu dây của cổng đực và tuốt phần vỏ cao su khỏi đoạn cuối của dây dẫn của bộ cảm biến. Lưu ý, bạn phải để dây dẫn càng dài càng tốt vì sẽ có thể tận dụng trong quá trình sử dụng.
Bước 6: Hàn bộ cảm biến (nguồn và ground)
Chèn dây tín hiệu số vào rồi hàn với A0 (pin 23 trên ATmega IC của Arduino), hàn dây nối các dây và cắt chì.
Đính kèm 8188
Bước 7: Tháo nắp hộp MintDuino và khoan các lỗ cắm đèn LED
Sau khi đã tháo nắp hộp, bạn dùng viết chì đánh dấu vị trí rồi khoan 5 lỗ trên vỏ hộp sao cho đường kính bằng với đường kính của đèn LED.
Đính kèm 8189
Bước 8: Gắn đèn LED và dán keo nóng
Bạn đưa 5 đèn LED màu đỏ vào đúng vị trí (các chân đèn LED hướng vào trong) rồi dùng keo nóng dán lên để cố định thật chặt các đèn LED.
Đính kèm 8190
Bước 9: Hàn kết nối các đèn LED
- Uốn cong các cực dương của đèn LED rồi chạm chúng vào nhau, thực hiện tương tự cho cực âm rồi hàn chúng lại. Lưu ý, khi hàn đèn LED thì cần chú ý đừng làm nóng chảy phần keo dán bên dưới.
Bước 10: Kết nối đèn LED với mạch
- Cắt dây màu đỏ và dây màu đen, dài khoảng 10-15cm, rồi tuốt phần cao su ở hai đầu dây.
- Hàn dây màu đen với cực âm của đèn LED và kết nối với điện trở 220Ω trên bo mạch Perfboard.
- Hàn dây màu đỏ với cực dương của đèn LED và kết nối với pin D13 trên mạch Arduino.
Đính kèm 8191
Bước 11: Chạy các dây dẫn còn lại và cách li bo mạch, dây dẫn điện với hộp thiếc
Đính kèm 8192
Bước 12: Hoàn thành chế tạo máy đo và đeo vào cánh tay
- Lắp nắp của hộp thiếc lại, kết chặt hai bản lề của hộp thiếc.
- Cho thiết bị vào túi đựng (sử dụng chất liệu có thể co giãn được, có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn LED), đeo vào một bên cánh tay, áp sát bộ cảm biến vào cánh tay, và xem kết quả khi máy đo bắt đầu hoạt động.
Đính kèm 8193
Chỉ với 12 bước đơn giản là bạn có thể tự động chế tạo được một máy đo nhịp tim thích hợp để sử dụng. Nếu là người đam mê nghiên cứu thì đừng tiếc thời gian bỏ công chế tạo nhé.