Cổ phiếu FPT được giao dịch nhiều nhất từ đầu năm 2015
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/11, VN-Index tăng 8,95 điểm (1,48%) lên 611,71 điểm. Diễn biến tương tự cũng đến với sàn Hà Nội khi HNX-Index tăng 0,78 điểm (0,96%) lên 81,89 điểm. FPT và các blue-chips ồ ạt tăng giá đã kéo VN-Index lên mức cao nhất trong vòng 59 phiên.
Vừa là mã lớn tăng trần (52.500 đồng) dẫn dắt thị trường, cổ phiếu của tập đoàn cũng là mã có giá trị giao dịch nhiều thứ 2 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với giá trị gần 200 tỷ đồng.
Kết phiên, FPT giao dịch 3.798.850 cổ phiếu, trị giá 194,793 tỷ đồng, đứng thứ hai sàn HOSE, sau VNM - 2,3 triệu cổ phiếu và trị giá hơn 285 tỷ đồng. Đây cũng là phiên có lượng giao dịch lớn của FPT trong gần 5 tháng. Trước đó, phiên ngày 26/6 mã FPT ghi nhận hơn 4,2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng.
Theo dữ liệu, khối lượng giao dịch của FPT tăng trung bình 2,5 lần so với tháng trước đó, cho thấy nhà đầu tư đang thay đổi đánh giá về cổ phiếu FPT so với trước đây.
Phiên ngày 3/11 cũng lần đầu chứng kiến cổ phiếu FPT tái lập mốc giá 5x sau gần 8 tháng giao dịch trong khoảng giá hơn 4x đồng.
Theo dữ liệu của Stockbiz, các cổ đông tổ chức giữ nhiều cổ phiếu FPT gồm: Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 6,05%; Red River Holding - 5,72%; Deutsche Bank AG, London Branch - 4,97%; Deutsche Bank AG - 3,80%; Government of Singapore - 3,56%; The Caravel Fund (International) Ltd. - 2,55% và hai cổ đông cá nhân lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình - 7,14% và CEO Bùi Quang Ngọc - 3,72%.
Xu hướng tăng của cổ phiếu FPT bắt đầu từ khi có thông tin (ngày 13/10) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp, trong đó có FPT. Theo đó, cổ phiếu của tập đoàn trải qua 14 phiên giao dịch, với 3 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 10 phiên tăng, từ mốc 45.500 đồng lên 52.500 đồng.
Trước đó, cuối tháng 10, FPT công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm. Tập đoàn ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 29.257 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.270 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.202 đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.
Theo dữ liệu của Stockbiz, các cổ đông tổ chức giữ nhiều cổ phiếu FPT gồm: Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 6,05%; Red River Holding - 5,72%; Deutsche Bank AG, London Branch - 4,97%; Deutsche Bank AG - 3,80%; Government of Singapore - 3,56%; The Caravel Fund (International) Ltd. - 2,55% và hai cổ đông cá nhân lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình - 7,14% và CEO Bùi Quang Ngọc - 3,72%.
Số dư tiền và tương đương tiền cuối quý 3 của công ty đạt 892 tỷ đồng. Cuối quý 3, FPT Telecom có số dư lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.219 tỷ đồng, gần tương đương vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm (1.246 tỷ đồng).
Ngày 2/11, FPT Telecom vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2015. Theo đó, sau khi trừ các chi phí hoạt động trong kỳ, FPT Telecom báo lãi 643 tỷ đồng, tăng 9,73% so với cùng kỳ 2014.